Tư túi tiền từ thiện có thể nhận án tù
Cơ quan điều tra sẽ xác minh, điều tra các vụ việc lùm xùm liên quan đến các hoạt động từ thiện khi có tin báo, tố giác của tổ chức, cá nhân hay trên phương tiện thông tin đại chúng.
Khám phá 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại,từ kinh điển đến hiện đại, giúp bạn mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Mua ngay với ưu đãi đặc biệt để sở hữu những tác phẩm tuyệt vời này! |
Khám phá 10 cuốn sách hay nhất mọi thời đại,từ kinh điển đến hiện đại, giúp bạn mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Mua ngay với ưu đãi đặc biệt để sở hữu những tác phẩm tuyệt vời này! |
Thời gian vừa qua, chuyện sao làm từ thiện đã gây nhiều tranh cãi. VietNamNet có trao đổi với các luật sư để có cái nhìn về câu chuyện làm từ thiện dưới góc nhìn pháp lý.
Luật sư Đặng Hoài Vũ, Trưởng Văn Phòng Luật Sư Đặng Hoài Vũ và đồng sự chia sẻ: Đối với trường hợp các cá nhân đứng ra kêu gọi, vận động quyên góp tiền, hàng cứu trợ, hiện pháp luật không quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân này.
Luật sư Vũ cho rằng, việc cá nhân kêu gọi rồi dùng tiền của số đông làm từ thiện, xét về bản chất, có thể xem đây là hợp đồng ủy quyền. Bởi lẽ, việc người dân ủng hộ, quyên góp để giúp cho đồng bào thiên tai, lũ lụt chính là hoạt động tặng cho.
Theo đó, những người ủng hộ, quyên góp tài sản là bên tặng cho, bởi họ đã dịch chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác.
Người dân được nhận tiền bạc, nhu yếu phẩm là bên nhận tặng cho, bởi người dân nhận được tài sản được chuyển giao từ một người khác, có quyền sử dụng đối với tài sản này.
Còn đối với người kêu gọi ủng hộ, đi trao các nhu yếu phẩm, đây là bên trung gian nhận và giao tài sản. Bởi người này là cầu nối để kết nối, chuyển giao tài sản từ những nhà hảo tâm sang cho người dân.
Hoạt động này được xem như hợp đồng ủy quyền giữa người tặng cho cho cá nhân đứng ra kêu gọi và phân phối tiền cứu trợ. Như vậy, có thể xem đây là giao dịch dân sự phát sinh từ việc ủy quyền và các cá nhân đứng ra từ thiện có nghĩa vụ của người được ủy quyền.
Theo đó, người đứng ra từ thiện thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
Tuy nhiên, các cá nhân đứng ra kêu gọi từ thiện và người quyên góp không ký kết bất kỳ hợp đồng ủy quyền nào, nên không thể bắt buộc các cá nhân trên thực hiện việc “báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc” cụ thể là sao kê, công khai, minh bạch số tiền từ thiện.
Pháp luật chưa có quy định bắt buộc nào về việc công khai số tiền cứu trợ đối với cá nhân.
"Nhưng để đảm bảo cho việc sử dụng tiền từ thiện đúng người đúng chỗ, giữ hình ảnh từ thiện trong sạch, từ tâm, thiết nghĩ các cá nhân đứng ra kêu gọi từ thiện nên chủ động sao kê, công khai, minh bạch số tiền từ thiện cho công chúng", lời luật sư Vũ.
Tư túi tiền từ thiện có thể nhận án tù
Vẫn theo ông Vũ, tiền từ thiện sử dụng không đúng mục đích và tư túi thì tùy mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính, nếu để thất thoát, chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ, có thể bị phạt tiền từ 5- 10 triệu đồng. Người chiếm đoạt tiền, hàng cứu trợ còn bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Về trách nhiệm hình sự, cá nhân sử dụng tiền không đúng mục đích và tư túi có thể phạm một trong hai tội sau đây:
Trường hợp cá nhân có mục đích chiếm đoạt tài sản trước, dùng thủ đoạn gian dối từ đầu, đưa thông tin không đúng sự thật nhằm làm người khác tin hoạt động từ thiện là thật và quyên góp tiền ủng hộ thì cấu thành vi phạm tại Điều 174, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội này quy định: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12- 20 năm hoặc tù chung thân.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10- 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp sau khi kêu gọi tiền cứu trợ, cá nhân này mới nảy sinh ý định chiếm đoạt bằng các thủ đoạn gian dối, không sử dụng một phần hoặc toàn bộ số tiền vào mục đích ban đầu thì cấu thành tội phạm tại Điều 175, tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo đó, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12- 20 năm.
Luật sư Hoàng Minh Hiển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho hay: Người (tổ chức) hoạt động từ thiện nói chung sẽ phải công khai với những (người) hay thành viên của tổ chức từ thiện.
Luật sư Hoàng Minh Hiển
Đối với những người nổi tiếng hay có ảnh hưởng lớn trong xã hội, hơn ai hết, việc công khai vấn đề tài chính là cần thiết.
Theo luật sư Hiển, tiền quyên góp, đóng góp của các cá nhân, tổ chức để phục vụ hoạt động từ thiện mà bị sử dụng tư túi, vụ lợi cá nhân hoặc sử dụng không đúng mục đích thì căn cứ các quy định của BLHS hiện hành, tùy từng tình huống cụ thể mà có thể bị xem xét, xử lý.
Các tội có thể bị xử lý gồm tội "Sử dụng trái phép tài sản", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Vẫn theo ông Hiển, CQĐT sẽ xác minh, điều tra các vụ việc lùm xùm liên quan đến các hoạt động từ thiện khi có tin báo, tố giác của tổ chức, cá nhân, hay tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/tu-tui-tien-tu-thien-co-the-nhan-an-tu-779626.html
Tâm trạng của bạn với nội dung này là gì?